in

Hướng dẫn chăm sóc cây cảnh thủy sinh hàng ngày

Cây cảnh thủy sinh không chỉ là vật trang trí mà còn tạo không gian xanh cho phòng làm việc, nhà ở. Ngày nay rất nhiều người lựa chọn cây thủy canh thay cho cây cảnh truyền thống. Các loại cây thủy sinh có ưu điểm là loại cây cảnh dễ trồng, dễ chăm sóc và hình thức đẹp.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điểm khi trồng các loại cây này. Nhất là trong vấn đề thay nước, nhiệt độ và phòng bệnh cho cây. Trong bài viết này, petmart.vn sẽ hướng dẫn các bước đơn giản khi chăm sóc cây hàng ngày.

Thay nước cho cây cảnh thủy sinh

Cây thủy sinh hay thủy canh cần thay nước thường xuyên. Ví dụ cây Vạn niên thanh. Thấy nước hơi vẩn đục phải thay nước mới. Trong điều kiện bình thường, vào mùa xuân và thu, cứ 10-15 ngày thay nước 1 lần. Thời gian thay nước vào mùa hè là khoảng 5 ngày và 30 ngày vào mùa đông.

Khi thay nước, trước tiên hãy rửa sạch bộ rễ cây và chậu cây bằng nước sạch. Lau bụi trên lá bằng một miếng vải ẩm để giữ cho lá sạch. Tỉa bớt những chiếc lá chết và rễ thối.

Thay nước cho cây cảnh thủy sinh

Mỗi lít nước pha 4 nắp dung dịch dinh dưỡng. Lắc đều để hòa tan, giúp cây dễ hấp thu hơn. Nên dùng nước sôi để nguội, nước suối, nước được lọc qua máy lọc. Nếu sử dụng nước máy, cần phải phơi nước hơn 6 giờ.

Không nên đổ đầy bình thủy canh, chỉ để nước ngập một nửa bộ rễ cây. Để cho rễ cây rủ xuống một cách tự nhiên nhất có thể. Thỉnh thoảng lắc nhẹ chậu cây cảnh thủy sinh một chút.

Nhiệt độ và độ ẩm cho cây thủy sinh

Nếu độ ẩm không khí trong nhà không đủ, hãy phun sương để tăng độ ẩm của không khí. Bạn có thể phun một lượng nước nhỏ lên lá. Hoặc lau lá bằng vải ẩm để giữ cho lá sạch và không có bụi.

Cây cảnh thủy sinh có thể được bày trong văn phòng, hội trường, bàn uống nước, bàn làm việc, nhà bếp, phòng ngủ, phòng khách… Nên đặt chậu cây ở nơi có càng nhiều ánh sáng mặt trời càng tốt. Nhưng tránh ánh nắng mạnh chiếu trực tiếp và gió lạnh.

Nhiệt độ trong nhà nên được kiểm soát trong khoảng từ 8°C đến 30°C. Nếu nhiệt độ quá cao có thể làm mát bằng điều hòa, phun sương. Chú ý môi trường thông thoáng. Vào mùa đông, cần giữ ấm cho cây cảnh thủy sinh. Những ngày có nắng nên chuyển cây ra nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên.

Nhiệt độ và độ ẩm cho cây thủy sinh

Nếu nhiệt độ ngoài trời quá thấp, bạn có thể sử dụng máy sưởi để tăng nhiệt độ. Hoặc dùng túi nilon dày và trong để che chắn cho cây. Chọc 3-4 lỗ trên túi để thông khí. Cũng cần đề phòng gió lạnh xâm nhập.

Phòng và trị bệnh cho cây cảnh thủy canh

Nếu phát hiện thấy rễ thối, bạn nên loại bỏ nó kịp thời. Đầu tiên, dùng kéo sạch để cắt phần rễ thối. Sau đó khử trùng rễ cây bằng thuốc tím 0,5% trong 10 phút rồi rửa sạch với nước. Sau đó thay nước trong chậu cây cảnh thủy sinh, dùng rọ cố định cây trong 7-15 ngày. Cách 2 ngày thay nước một lần. Sau khi rễ mới mọc ra, có thể pha dung dịch dinh dưỡng và trồng lại như ban đầu.

Có thể pha oxy già vào dung dịch dinh dưỡng. Hoặc thêm 0,1% thuốc tím để tạo điều kiện giải phóng oxy. Ức chế sự sinh sản của tảo gây hại trong nước. Một số người trồng cây lâu năm thường cho thêm một lượng nhỏ phân bón vi sinh hoặc than hoạt tính vào nước. Giúp cải thiện chất lượng nước, giúp rễ cây hấp thu dinh dưỡng thuận lợi hơn.

Tùy theo sở thích cá nhân, có thể nuôi kết hợp một vài con cá cảnh trong chậu cây. Ví dụ cá vàng, cá bảy màu. Hoặc trang trí bể bằng sỏi nhiều màu sắc. Có thể tăng thêm tính thẩm mỹ cho chậu cây cảnh thủy sinh.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Cây Phát Lộc thủy sinh bị vàng lá do những nguyên nhân gì?

Hoa Dạ Lan Hương có ý nghĩa thật sự là gì?