in

Cây Phát Lộc thủy sinh bị vàng lá do những nguyên nhân gì?

Cây Phát Lộc thủy sinh là loại cây cảnh dễ trồng có hình dáng xinh đẹp, giá trị thưởng thức cao. Khi trồng trong nhà có thể làm sạch không khí. Ý nghĩa phong thủy của loài cây này rất tốt. Vì thế được nhiều người kinh doanh ưa chuộng.

Có nhiều độc giả của petmart.vn đã gửi câu hỏi đến tổng đài: cây Phát Lộc trồng một thời gian đều bị vàng lá. Làm giảm giá trị thẩm mỹ của cây. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Làm thế nào khi cây Phát Lộc bị vàng lá? Hãy cùng bác sĩ thú y tìm hiểu nhé

Cây Phát Lộc thủy sinh bị vàng lá do nhiệt độ quá thấp

Cây Phát Lộc có nguồn gốc từ quần đảo Canaria quanh năm khí hậu ôn hòa, dễ chịu. Do đó cây ưa thích môi trường ấm áp, ẩm ướt. Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp nhất trong khoảng 18 – 24°C. Vào mùa đông nhiệt độ không được thấp hơn 10°C.

Cây Phát Lộc thủy sinh bị vàng lá do nhiệt độ quá thấp

Khi nhiệt độ quá thấp, bộ rễ cây không hút đủ nước, đầu lá và viền lá sẽ xuất hiện những mảng màu nâu vàng. Để phòng tránh cần phải đảm bảo nhiệt độ phòng ổn định. Nếu mùa hè nhiệt độ quá 35°C thì cần phun sương lên mặt lá để giảm nhiệt độ.

Cây Phát Lộc là loài cây nhiệt đới nên rất sợ không khí lạnh. Vào những ngày mùa đông đại hàn dễ bị chết. Vì vậy nhất định phải làm tốt việc chống rét cho cây.

Cây bị vàng lá do chiếu sáng không hợp lý

Cây Phát Lộc thủy sinh không yêu cầu cao đối với ánh sáng. Nó có thể sinh trưởng ở nơi có bóng râm. Nhưng nếu đặt chậu cây thời gian dài ở nơi quá tối hoặc âm u thì gốc cây sẽ không thể tiếp nhận đủ ánh sáng. Không thể hình thành chất diệp lục. Dẫn đến việc lá bị vàng.

Ngược lại, nếu ánh sáng quá mạnh cũng gây ra vàng lá. Bởi Phát Lộc là loài cây ưa bóng, không thích hợp với tia sáng cường độ mạnh. Nếu phát hiện cây có lá bị vàng, đầu tiên bạn nên cắt bỏ. Đồng thời cắt bỏ phần rễ thối hỏng. Sau đó đặt ở trong môi trường có ánh sáng và nhiệt độ thích hợp. Một thời gian sau cây sẽ phục hồi lại như cũ.

Cây bị vàng lá do chiếu sáng không hợp lý

Ảnh hưởng của chất lượng nước

Đối với các loài cây thủy canh mà nói, nước là nền tảng căn bản cho sự sống. Khi bạn cung cấp đủ nước nhưng lá bị vàng, vậy thì cần xem bộ rễ của cây còn tươi hay không. Nếu bộ rễ đã thối hỏng thì phải cắt bỏ bị hỏng trước rồi thay nước mới. Đổi sang nước đun sôi để nguội.

Trồng cây Phát Lộc thủy sinh nhất định phải đảm bảo nước sạch sẽ. Thiếu nước hoặc nước xuống cấp đều sẽ khiến lá cây bị vàng. Thông thường khi bắt đầu trồng cây thì 3-4 ngày phải thay nước 1 lần.

Sau khi cây mọc rễ thì thay nước dựa theo mùa. Mùa hè mỗi tuần thay nước 1 lần. Mùa đông nửa tháng thay nước 1 lần. Khi mực nước xuống thấp phải cho thêm nước. Dùng nước giếng là tốt nhất. Trong thành phố không có nước giếng thì có thể dùng nước máy. Nhưng phải để lắng một ngày rồi mới đổ vào trong bình thủy sinh.

Muốn tránh khí Clo trong nước gây hại cho cây thì có thể rải một lớp sỏi nhỏ dưới đáy chậu cây. Việc này có lợi cho sự mọc rễ của cây Phát Lộc.

Ảnh hưởng của chất lượng nước

Cây Phát Lộc thủy sinh bị vàng lá do thiếu chất

Nếu không bón phân cho cây trong một thời gian dài, hoặc phân thiếu chất sẽ khiến cây bị thiếu hụt dinh dưỡng. Triệu chứng phổ biến nhất là vàng lá hoặc cháy đầu lá. Do đó mỗi tháng phải thêm dung dịch dinh dưỡng (phân nước) 1 lần.

Có thể sử dụng phân nước thông thường cho các loại hoa cây cảnh. Phân nước có đủ các thành phần mà cây Phát Lộc thủy sinh cần có. Hòa dung dịch dinh dưỡng vào nước với tỷ lệ 1:500. Nếu nồng độ quá cao sẽ gây ra cháy rễ.

Lá cây bị vàng còn có một nguyên nhân nữa là thiếu sắt. Bạn có thể mua một chút hóa chất sắt (II) sunfat hòa lẫn với nước theo tỉ lệ thích hợp. Đơn giản hơn thì có thể thả 2 chiếc đinh sắt vào trong nước. Tốt nhất là đinh sắt đã gỉ. Như vậy có thể giảm bớt tình trạng vàng lá rất nhanh chóng.

3.3/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Cây bị héo lá có thể phục hồi bằng cách nào?

Hướng dẫn chăm sóc cây cảnh thủy sinh hàng ngày