Sau một kỳ nghỉ dài, bạn trở lại văn phòng và thấy cây cảnh mình trồng đã bị héo rũ. Cây bị héo lá là vấn đề phổ biến và không ai mong muốn. Nếu không được cấp cứu kịp thời, cây trồng sẽ nhanh chóng khô héo và chết.
Nguyên nhân gây héo lá có thể đến từ môi trường hoặc bản thân cây cảnh. Vậy những nguyên nhân này là gì? Hãy cùng petmart.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Cây bị héo lá do tưới nước sai cách
Cây cảnh không được tưới nước đúng lúc dẫn đến thiếu nước trong thời gian dài. Cây bắt đầu héo khô từ ngọn xuống gốc. Sau đó là cành khô, lớp vỏ bên ngoài nhăn nheo. Cho đến khi toàn bộ cây chết khô.
Khi phát hiện cây có đấu hiệu khô ngọn, cần phun nước lên trên bề mặt lá và môi trường xung quanh. Duy trì độ ẩm môi trường cao. Nếu trời nóng bức, không được dùng nước lạnh để tưới xuống đất.
Cây bị héo lá có thể do ngập úng. Khi nước trong đất quá nhiều, rễ cây không thể hô hấp dẫn tới thối rễ. Cành lá không được cung cấp đủ nước dẫn đến héo rũ và chết khô. Lúc này cần đưa vào nơi bóng râm, không có gió lùa, tránh ánh sáng mạnh. Thường gặp ở các loại cây như sen đá, lưỡi hổ, thiết mộc lan…
Cắt bỏ một số cành non, lá non, giảm sự bốc hơi nước. Loại bỏ 1/3 lượng đất ướt trong chậu. Trộn thêm đất khô kết hợp phun nước lên bề mặt lá. Cứ 3 ngày phun dung dịch phân bón 1 lần. Sau 10 ngày chăm sóc, những cây hoa bị hư hại có thể được phục hồi.
Cây bị héo do nhiệt độ
Vào mùa hè, nếu cây được đặt ở nơi có ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao. Hơn nữa lại trong thời gian dài. Những chiếc lá sẽ bị xoăn lại, cuộn vào trong. Sau đó cây bị héo lá, úa vàng rồi rụng dần. Vì vậy nếu nhiệt độ ngoài trời quá cao, bạn nên chuyển chậu cây vào nơi ẩm ướt, thoáng khí, mát mẻ.
Vào mùa đông, nhiệt độ ngày và đêm dao động rất lớn. Nhiệt độ ban đêm có thể giảm xuống dưới 10°C. Các loại hoa như dâm bụt, hoa nhài, đỗ quyên… thường bị héo rũ, mất đi sự tươi tắn. Tuy nhiên một số loại cây có thể hồi phục khi nhiệt độ tăng cao trở lại.
Bị giá lạnh trong thời gian ngắn không ảnh hướng lớn đến cây cảnh. Nhưng nên chú ý giữ ấm cho cây. Nếu tình trạng này kéo dài, cây dễ bị cóng và chết. Nhất là với cây mới trồng và hoa như hoa hồng, phát tài, lộc vừng…
Cây bị héo lá do cách chăm sóc
Khi các chồi mới xuất hiện, đặc biệt là vào mùa xuân, nếu gặp phải ánh sáng và gió mạnh thường sẽ bị héo rũ. Ví dụ cây đuôi công… Tại thời điểm này, cần phải sử dụng mái che, tránh gió và phun nước lên lá để ngăn sự mất nước.
Khi nồng độ phân bón trong đất trồng quá cao sẽ khiến nước từ rễ bị thấm ngược vào đất. Hiện tượng này thường được gọi là cháy rễ. Khiến cây héo úa, rụng lá và chết khô. Lúc này cần gạt bỏ lớp đất mặt. Tưới thật nhiều nước để rửa trôi bớt phân bón trong đất trồng cây.
Sau đó phủ lên một lớp đất mới. Đồng thời, sử dụng mái che và phun nước lên những cây bị héo lá. Việc này sẽ giúp duy trì sự sống cho cây. Sau 10-20 ngày, cây có thể phục hồi bình thường. Những cây ăn quả như mít, ổi, dâu tây, cà chua… dễ gặp trường hợp này.
Cây bị héo do côn trùng
Nhiều loại côn trùng có thể gây hiện tượng cây bị héo lá. Ví dụ như xén tóc, sâu cuốn lá, bọ cánh cứng… Các loài sâu bọ gây hại có thể cấu trúc của lá và cành cây. Ngăn cản cây vận chuyển dinh dưỡng đến các bộ phận.
Ban đầu là héo úa cục bộ, sau đó là toàn bộ cây héo rũ, chết khô. Héo úa cho côn trùng gây ra thường khó hồi phục. Nếu phát hiện cây có giá trị lớn bị sâu hại, người trồng có thể cắt bỏ những cành bị hỏng. Tiến hành ghép hoặc chiết cành để bảo vệ cây.